Hương vị được nghe thấy: dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời

Mỗi ngày, chúng ta phải lắng nghe vô vàn âm thanh: còi xe, tín hiệu dành cho người qua đường, tiếng xe cứu thương – đó là chưa kể đến tiếng nói chuyện ồn ào trên điện thoại và những chuông báo tin nhắn ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức âm thanh theo cách giống nhau. Đối với những người khiếm thính, những âm thanh náo nhiệt trong cuộc sống này có thể sẽ không nghe được hoặc không nghe rõ.

 

Đó là trường hợp của Sayaka Adachi và Natsuki Watanabe - các nhân viên thuộc Tập đoàn Ajinomoto - những người bị khiếm thính thần kinh bẩm sinh. Đối với họ, âm thanh dù có nghe được vẫn sẽ không rõ hoặc bị vang, ngay cả khi sử dụng máy trợ thính. Không có máy trợ thính, những âm thanh lớn chỉ là tiếng rất nhỏ – tiếng xe cứu thương vụt qua nghe như tiếng gầm từ xa vọng lại của động cơ phản lực – trong khi những âm thanh khác mà người có thính giác bình thường hoàn toàn có thể nghe được (ví dụ: ai đó đang nói chuyện điện thoại bên cạnh) thì hoàn toàn không thể nghe. Để nghe được rõ lời nói, hai nhân viên này sử dụng thiết bị trợ thính không chỉ có tác dụng khuếch đại âm lượng mà còn điều chỉnh cả âm sắc.

Vào tháng 6 năm 2017, Sayaka và Natsuki đã đến thăm Trường học dành cho người khiếm thính tại thành phố Kawasaki, ngoại ô Tokyo, trong khuôn khổ chương trình của Tập đoàn Ajinomoto khởi động vào năm 2006 nhằm tạo thói quen ăn uống lành mạnh thông qua dạy trẻ em kiến thức về khẩu vị. Chương trình này tiếp cận khoảng 10.000 trẻ em hàng năm. Sayaka và Natsuki đã rất háo hức trước lần đầu tiên thực hiện buổi học này với những trẻ em bị khiếm thính tương tự như mình.

 

Hai tình nguyện viên bắt đầu bằng cách giải thích năm vị cơ bản: ngọt, mặn, đắng, chua và umami. Sau đó họ mời các học sinh nếm thử dashi – một loại nước dùng truyền thống, giàu umami, đóng vai trò quan trọng đối với ẩm thực Nhật Bản – và giới thiệu về các nguyên liệu khác nhau, bao gồm kombu (tảo bẹ), katsuobushi (cá ngừ bào khô), shiitake (nấm hương), and niboshi (cá mòi nhỏ). Tiếp theo, họ cho học sinh thử các loại súp miso khác nhau.
 

Natsuki, bên trái, và Sayaka, những người phụ trách tổ chức buổi học đặc biệt này.

 

Trong buổi học, Sayaka và Natsuki đã sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan như nhãn dán có màu để dán nhãn các cốc thử vị. Họ cũng sử dụng một dạng ngôn ngữ ký hiệu đơn giản để tăng tốc độ học tập, kèm với cử động miệng phóng đại để khẩu hình miệng rõ hơn, giúp các em đọc tốt hơn . Họ đã thiết kế giáo án để giúp học sinh trải nghiệm sự thú vị và tinh tế của hương vị mà không cần đến ngôn ngữ.

 

Các tình nguyện viên nhận thấy rằng dù gặp khó khăn trong quá trình làm việc với trẻ khiếm thính, nhưng chính độ nhạy cảm cao về mùi vị của các em đã giúp nhiệm vụ này trở nên đặc biệt thú vị và hiệu quả. Về phần mình, các em học sinh đã thể hiện sự kinh ngạc trước nhiều loại hương vị được tìm thấy ngay cả trong một thứ đơn giản và cơ bản như là một bát súp miso.